Chưa được phân loại

Mỹ thuật sơn mài Việt Nam, vốn quý trong di sản văn hóa Việt

Mỹ thuật sơn mài Việt Nam, vốn quý trong di sản văn hóa Việt

Mỹ thuật sơn mài Việt Nam trên hành trình sáng tạo và phát triển, có ảnh hưởng và kế thừa nghệ thuật sơn mài các nước nhưng thể hiện được sự độc đáo và khẳng định bản sắc của riêng mình.

Sơn mài truyền thống gồm đồ sơn trang trí, đồ sơn gia dụng và tranh sơn mài, tranh sơn mài bắt nguồn từ sơn ta truyền thống, qua sự thử nghiệm, ứng dụng của các nghệ nhân trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn mài Việt Nam có sự chuyển hướng độc đáo, tinh tế trên bề mặt và màu sắc.

Tranh sơn mài tuân thủ chặt chẽ quy trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến khâu thể hiện, tạo nên những họa phẩm sơn mài đậm bản sắc Việt mà không một quốc gia nào có được. Sơn là vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta, mài là mài bề mặt để lộ ra những mảng màu bên trong như mong muốn, chứa đựng cả yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ tạo nên sự độc đáo của một tác phẩm hội họa riêng biệt và duy nhất. Do đó có thể nói tranh sơn mài là quốc họa Việt Nam.

Để tạo được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một tác phẩm sơn mài, không đơn giản ở kỹ xảo, kỹ năng chế tác hay kỹ thuật thể hiện mà nó được tạo ra bởi sự kết hợp của cả ba yếu tố chính là chất liệu, kỹ thuật và nghệ thuật.

“…Thể chất lộng lẫy của sơn mài làm thỏa sức nghệ sỹ khát khao đi tìm một chất phẩm mới, ngon mắt và xúc động mạnh hơn sơn dầu. Thể chất sơn cánh dán, sơn then, vàng bạc ở sơn mài linh biến, linh động, không còn là thể chất không hồn nữa. Màu của sơn mài đằm thắm, sắc nhị âm vang sâu rộng rung tới tận đáy lòng người xem… (Tô Ngọc Vân – 1948).

Nhận định về tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí: “Nghệ sĩ Trí đặt cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy sang trọng cạnh sự giản dị mộc mạc, ý tưởng hy vọng đặt bên cạnh sự hoài niệm… Trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thật là ngon, những vỏ trứng như đổi tất cả thể chất để thành quý vật. Những màu hoen hoen đứng cạnh nhau, cân đối dung hòa một cách tuyệt khéo, đem lại cho người biết hưởng cảm giác bồn chồn rạo rực….”.

“Không có cái màu đen nào lại đạt đến cái sắc đen kỳ ảo đến độ thâm trầm và sâu lắng như vậy của sơn mài, không có màu vàng nào lại đẹp một cách sang trọng và u trầm đến vậy của cái màu vàng ấy và cũng chẳng thể tìm đâu một màu trắng tinh khôi và trọn vẹn, trọn vẹn đến xót xa…”

Sơn mài Việt Nam ra mắt ở nước ngoài đầu tiên tại hội chợ đấu xảo quốc tế ở Paris vào năm 1937.

Ở Đông Nam bộ, các làng sơn mài được hình thành cùng với tiến trình khai phá mở cõi về phương Nam đã có lịch sử hơn 300 năm; nổi bật nhất là sơn mài ở đất Thủ – Bình Dương: làng Tương Bình Hiệp. Năm 1945, ở Bình Dương có 10 cơ sở sản xuất sơn mài, riêng làng Tương Bình Hiệp có hơn 300 hộ làm nghề. Xưởng sơn mài Thành Lễ thành lập 1943 là cơ sở sản xuất lớn nhất, tạo được danh tiếng cả trong và ngoài nước. Giai đoạn đỉnh cao của sơn mài Bình Dương là 1945 – 1975, xuất khẩu qua nhiều nước châu Âu, tại hội chợ Muních (Đức) 1964 đã đoạt huy chương vàng. Sơn mài Bình Dương nổi tiếng và được ưa chuộng, vì từ nguyên liệu gỗ đến thành phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, từng công đoạn đòi hỏi cả kỹ thuật và nghệ thuật riêng tỉ mỉ và công phu, quy trình sơn mỗi sản phẩm phải từ 3 đến 6 tháng mới đạt yêu cầu chất lượng.

Ngày nay, sơn mài Bình Dương tiếp tục gìn giữ nét truyền thống đặc trưng như sự tinh xảo, chất lượng, nhẹ nhàng, thanh thoát…  Sản phẩm hiện nay hết sức đa dạng, từ tranh nghệ thuật đến đồ nội thất tủ, bàn, ghế… Ngoài ra còn có các sản phẩm sơn mài gia dụng và trang trí như: bình, lọ, dĩa, vòng tay, hộp, tráp, đèn… với kỹ thuật thể hiện đa dạng như: sơn lộng, vẽ mỏng, khoét trũng, đắp nổi, cẩn trứng, cẩn xà cừ, cẩn ốc.… kết hợp sơn mài với các chất liệu khác như tre, gốm, đá…

Mỗi một dòng sản phẩm có màu sắc, kiểu dáng, phong cách riêng, sản phẩm sơn mài truyền thống thích hợp trong không gian thờ tự, trang trọng, phù hợp sự hoài niệm của một số người có tuổi, sản phẩm sơn mài hiện đại với chất liệu, màu sắc phong phú lại thích hợp cho không gian nhà ở với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Do đó sơn mài không phải chỉ dành cho người đứng tuổi, mà còn rất thời trang cho giới trẻ trong trang trí công sở, nhà cửa, quà tặng…vừa thể hiện khiếu thẩm mỹ tinh tế vừa thể hiện niềm tự hào với di sản văn hóa độc đáo của dân tộc.

Với sứ mệnh góp phần giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa Việt qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Mỹ Nghệ Việt thời gian qua đã có nhiều nổ lực kết nối và truyền bá, xin được hân hạnh giới thiệu Trung tâm mỹ nghệ sơn mài của Mỹ Nghệ Việt là cầu nối đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của quý vị về các dòng sản phẩm đa dạng, phong phú của mỹ nghệ sơn mài Đông Nam bộ để cùng chung tay vì sự trường tồn của tinh thần Việt, văn hóa Việt.

Quận 1, Sài Gòn, mùa hạ 2013.

Bảo Trâm

 

 

 

 

 

Posted by admin

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng’

TTO – Chiều 28-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm làng nghề truyền thống Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và cắt băng khai mạc triển lãm các sản phẩm gốm sứ tiêu biểu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tham quan triển lãm các sản phẩm gốm sứ tiêu biểu tại làng Bát Tràng chiều 28-3 – Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự cố gắng của nhân dân Bát Tràng đã giữ gìn, xây dựng, phát triển nghề nghiệp truyền thống hàng nghìn năm của cha ông để lại.

Thủ tướng cho rằng trong thời kỳ kinh tế thị trường, nghề truyền thống vẫn được gìn giữ, có tên tuổi là hết sức đáng mừng.

Theo Thủ tướng, chính sách nghệ nhân hiện nay đã có nhưng chưa đầy đủ, vì vậy Nhà nước, Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu để tôn vinh các nghệ nhân.

“Bát Tràng tượng trưng cho làng nghề truyền thống. Vì vậy, tôn vinh nghệ nhân, trân trọng nghệ nhân, xây dựng làng nghề, đào tạo bồi dưỡng công nhân, nghệ nhân là rất quan trọng. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt hơn về cơ chế, chính sách và pháp luật để làng nghề phát triển đồng bộ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

 Bên cạnh việc phát triển làng nghề, Thủ tướng cũng mong muốn làng Bát Tràng chú trọng về môi trường sống, nước thải, rác thải, nước sinh hoạt cho người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện cùng các em học sinh ở làng nghề truyền thống Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội chiều 28-3 – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện cùng các em học sinh ở làng nghề truyền thống Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội chiều 28-3 – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 4.

Tại buổi thăm làng nghề Bát Tràng, Thủ tướng cho biết việc tôn vinh nghệ nhân, trân trọng nghệ nhân, xây dựng làng nghề, đào tạo bồi dưỡng công nhân, nghệ nhân là rất quan trọng, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt hơn cho làng nghề về cơ chế, về chính sách và pháp luật để làng nghề phát triển đồng bộ – Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại buổi thăm làng nghề Bát Tràng, Thủ tướng cho biết việc tôn vinh nghệ nhân, trân trọng nghệ nhân, xây dựng làng nghề, đào tạo bồi dưỡng công nhân, nghệ nhân là rất quan trọng, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt hơn cho làng nghề về cơ chế, về chính sách và pháp luật để làng nghề phát triển đồng bộ – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 5.

Tại buổi thăm làng nghề Bát Tràng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc đảm bảo thị trường cho sản phẩm Bát Tràng là vấn đề quan trọng để nhân dân, nghệ nhân sống lâu dài – Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại buổi thăm làng nghề Bát Tràng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc đảm bảo thị trường cho sản phẩm Bát Tràng là vấn đề quan trọng để nhân dân, nghệ nhân sống lâu dài – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 6.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng bức tranh lưu niệm cho chính quyền và nhân dân Bát Tràng – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đến đây để quảng bá gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 7.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm các sản phẩm gốm sứ tiêu biểu tại làng Bát Tràng chiều 28-3 – Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm các sản phẩm gốm sứ tiêu biểu tại làng Bát Tràng chiều 28-3 – Ảnh: VIỆT DŨNG

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Posted by admin

Nguồn gốc Lịch sử về Sơn mài

NGUỒN GỐC CỦA SƠN MÀI

Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…

Ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của nghệ thuật sơn mài cổ truyền. Vào thời kỳ từ năm 1600 – 1046 trước Công Nguyên, người thợ thủ công Trung Quốc đã biết sử dụng sơn mài vào các vật dụng trong đời sống hàng ngày và sau đó đưa màu sắc vào chất liệu này, tạo tính mỹ thuật cao trong từng sản phẩm.

Đến thế kỷ thứ 5, nghệ thuật sơn mài được truyền bá sang Nhật Bản. Người Nhật Bản đã tận dụng kỹ thuật này để phát triển và tạo thành một nền tảng cho kỹ thuật tác chế trên thế giới. Một trong những kỹ thuật người thợ thủ công Nhật Bản tìm ra là kỹ thuật Makie: dán vàng hoặc bạc lên sơn mài. Kỹ thuật này đã làm nghệ thuật sơn mài phát triển lên một tầm cao mới, từ việc chỉ dùng làm những vật dụng dân gian đến việc tạo ra những sản phẩm sơn mài sang trọng được dùng trong những cung điện, lăng tẩm, đền chùa hay những gia đình quyền quý.

NGUỒN GỐC SƠN MÀI Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về chất liệu này được khai quật cách đây hàng trăm năm trước Công Nguyên. Vào thời Đinh (930-950), dân Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền. Lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn còn được lưu giữ.

Mãi đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), Trần Thượng Công mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Hiện nay Huế được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.

LÀNG NGHỀ SƠN MÀI

Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết – nó thích hợp vào mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó cho thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.

Làng nghề sơn mài Đình Bảng (Tiên Sơn – Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng..

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp từ nhiều thế kỷ nay nổi tiếng khắp cả nước, là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật địa phương, nay là phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố 7km về phía bắc.

Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.

CÁC LOẠI SƠN MÀI

Sơn mài truyền thống có thể chia làm 3 loại:

–   Sơn quang được dùng trên các vật dụng bằng mây, tre, gỗ như hộp, khay… có nhuộm màu nhẹ, khá phổ biến trong dân gian.

–   Sơn son thếp vàng chỉ được thấy trong các gia đình quyền quý, các nhà thờ, đình, chùa, nhất là các lăng tẩm, cung điện vua chúa… Ngày nay có thể thấy ở các pho tượng, câu đối, hộp, kiệu võng, án thư… trong những di tích cổ hoặc bảo tàng ở Việt Nam.

–   Nổi tiếng và độc đáo nhất là loại sơn mài đắp nổi. Các chi tiết đắp nổi được làm bằng hỗn hợp trộn giữa bột đá non, tro mo cau và giấy tinh giã nhuyễn. Loại sơn mài này thường thấy trong nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú, bắt mắt như rồng, phụng, tứ linh…

Posted by admin

SƠN MÀI VIỆT NAM – CON ĐƯỜNG DI SẢN

Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan,… Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa.

Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài các nước, nhất là Trung Quốc, nhưng vẫn khẳng định được bản sắc riêng, độc đáo của mình.

Sự tồn tại và phát triển của văn hóa nghệ thuật ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia xưa nay bao giờ cũng chịu quy luật tác động, ảnh hưởng hay giao lưu khách quan lẫn nhau. Trong tiến trình lịch sử, có những loại hay chất liệu như: gốm sứ, đồng thau, sơn dầu, sơn mài, v.v… Nhiều dân tộc, nhiều vùng đều có, kể cả cùng một thời kỳ. Song ở mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những đặc thù riêng, không giống nhau (bao gồm những chủng loại, chất liệu giao thoa, du nhập từ dân tộc này sang dân tộc kia). Chính những gì không giống nhau đó là những sáng tạo độc đáo, những bản sắc riêng của từng dân tộc hay của từng vùng. Tìm đúng những bản sắc riêng, những sáng tạo độc đáo đó, cũng là phát hiện được những tương đồng và dị biệt giữa các nền văn hóa. Từ đó, tìm thấy con đường di sản sơn mài Việt Nam.

Sơn mài truyền thống Việt nam được nhìn nhận qua các loại hình mang tính chuyên môn và lịch sử theo tiến trình của con đường di sản như sau:

Đồ sơn trang trí gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng là phục vụ cuộc sống tinh thần qua các đồ thờ trong chùa, đền, đình, cung điện. Các cột kiến trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám thờ, bát bửu, kiệu, võng, long đình, tranh thờ,… Một số đồ sơn mang chức năng khác, bởi vì mỗi di vật tự thân nó đã chứa đựng chức năng thực dụng và chức năng thẩm mỹ. Việc phân loại những chức năng đồ sơn chỉ là tương đối nhưng những di vật phục vụ đời thường thì không thể là đồ thờ và ngược lại, những di vật chế tác phục vụ đồ thờ thì không thể làm vật dụng của đời thường do yếu tố tâm lý tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ.

Qua các thư tịch mô tả, các nghiên cứu đúc kết từ các tư liệu cho thấy đồ sơn có những đặc tính ưu việt của nó như:

Tính hấp dẫn ở màu sắc lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng.

Tính đa dạng: những hiện vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo sự liền khối, và đa dạng với mọi kích thước khác nhau.

Tính kết dính và hòa hợp của sơn với một số loại vật liệu cốt: Khi kết dính các vật liệu với sơn thì vật liệu trở thành bổ trợ, còn sơn trở thành chất liệu chính. Do đó, người ta gọi chúng là đồ sơn, hàng sơn.

Tính bền đẹp và giản dị: Nhờ màu sắc và nghệ thuật trang trí nên đồ sơn có vẻ đẹp chân phương, sâu lắng. Đẹp trong sự bền vững nhưng không thô kệch, nặng nề.

Tính khái quát và chi tiết: Đồ sơn không chỉ thể hiện được tính khái quát, ước lệ trên vật thể ở hình khối, sắc độ mà còn thể hiện được tính chi tiết, tỷ mỷ trong trang trí nhưng không làm rối, làm nát sản phẩm. Nhờ màu sơn với những sắc độ gần gũi nhau mà sản phẩm trở nên thống nhất trong một tổng thể.

Tính dễ bảo quản và dễ tôn tạo: Do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp phần hạn chế đến mức cao nhất sự phá hoại của côn trùng, mối mọt và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Đồ sơn không chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn, dễ chắp vá khi bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ.

Đồ sơn ứng dụng không chỉ phổ biến trong cuộc sống thường nhật của nhân dân lao động mà cả trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Đồ sơn không chỉ là những vật dụng đơn thuần mà trong nó đã được nâng lên thành hàng hóa. Sản phẩm đồ sơn hiện nay có những giao lưu trao đổi với các nước khác trong khu vực và thế giới. So với Trung Quốc, đồ sơn của họ phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc với các màu xanh lục và cẩm thạch, trong khi đồ sơn chúng ta chỉ có 3 màu: đen, đỏ và vàng. Nghệ thuật trang trí đồ sơn Việt Nam dung dị, khái quát và ước lệ, còn đồ sơn Trung Quốc thường trang trí công phu, tỷ mỷ và chi tiết với màu sắc rực rỡ.

Sản phẩm là những mặt hàng có tính thủ công mỹ nghệ, trong quá trình chế tác, các công đoạn chủ yếu đều được làm hoặc vẽ bằng tay. Sản phẩm đều được chế tác bằng kỹ thuật có tính cổ truyền qua các công đoạn như: chuẩn bị cốt – vóc, vẽ nhiều lớp, mài, đánh bóng hoàn thiện hoặc sơn quang. Bằng những nguyên vật liệu có tính chất truyền thống như: vàng lá, bạc lá, vỏ trai, vỏ xà cừ, màu son,… và đặc biệt là sơn ta, loại cây được trồng nhiều ở Yên Bái, Nghĩa Lộ, Phú Thọ,…

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam, chất liệu sơn ta đóng một vai trò quan trọng ở những “Hợp thể kiến trúc – điêu khắc và trang trí” từ đồ nội thất, đồ cung đình đến các chùa, đền , đình, miếu,… Giá trị sử dụng của nó vừa đẹp vừa bền chắc với thời gian, gắn bó với tâm thức, mỹ thức dân tộc.

Tranh sơn mài Việt Nam qua các tác phẩm thể nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật cổ truyền vào việc sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và họa sỹ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Nghệ thuật sơn mài đã có những chuyển biến rất độc đáo, tinh tế trên mặt tranh: vỏ trứng trắng và cứng được họa sỹ dùng để diễn tả chất da thịt mềm mại; màu vàng óng ả đã biến thành ánh sáng mặt trời khi mô tả cảnh đẹp thiên nhiên; màu sơn son thếp vàng quyền quý trở thành dung dị khi diễn tả cỏ cây, mặt nước, quần áo, nhân vật,… Tính chất huyền ảo, sâu thẳm của sơn mài đã được các họa sỹ diễn đạt về những đề tài thích hợp: tâm trạng lãng mạn hay sinh hoạt thôn xóm, cảnh thiếu nữ vui chơi trên mặt hồ, cảnh đình làng vào hội, cảnh đêm trăng, v.v…

Ngoài những màu sắc đã sử dụng: đen, đỏ, nâu, vàng, bạc nay có thêm những hòa sắc mới như lam và lục, làm phong phú thêm bảng màu sơn mài mà vẫn giữ được bản sắc của chất liệu. Sơn mài thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật hội họa độc đáo, những tác phẩm: “Tát nước đồng chiêm” của họa sỹ Trần Văn Cẩn, “Đánh cá đêm trăng” của họa sỹ Nguyễn Khang, “Bên đầm sen” của họa sỹ Nguyễn Gia Trí, “Con nghé”, “Thánh Gióng”, “Điệu múa cổ” của họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm, “Hành quân qua bản cũ” của họa sỹ Lê Quốc Lộc, “Nhớ một chiều Tây Bắc” của họa sỹ Phan Kế An, “Trái tim và nòng súng” của họa sỹ Huỳnh Văn Gấm, “Tổ đổi công miền núi” của họa sỹ Hoàng Tích Chù, “Nhà tranh gốc mít” của họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sỹ Nguyễn Sáng, “Bình minh trên nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “Cảnh trung du” của họa sỹ Phạm Đức Cường, “Cái bát” của họa sỹ Sỹ Ngọc, “Thôn Vĩnh Mốc” của họa sỹ Huỳnh Văn Thuận,… là những minh chứng cho thành quả của một giai đoạn hội họa sơn mài Việt Nam.

Qua ba góc độ của sơn mài truyền thống Việt Nam: sơn mài trang trísơn mài ứng dụng và tranh sơn mài, ta nhận thấy rằng để có được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một sản phẩm hay một tác phẩm sơn mài, không chỉ đơn giản ở kỹ xảo, kỹ năng chế tác hay kỹ thuật thể hiện mà nó được tạo ra bởi sự kết hợp giữa ba yếu tố chính, đó là chất liệu, kỹ thuật và nghệ thuật. Trong sơn mài truyền thống, các nghệ nhân đã thành công khi sử dụng ba phương pháp chính của nghệ thuật trang trí đó là: trang trí bằng các mảng màu, trang trí bằng tạo chất bề mặt (matière), trang trí bằng hoa văn. Sơn mài truyền thống dù ở góc độ nào cũng là một bộ phận của mỹ thuật Việt Nam, hiện diện đều khắp, đồng thời tương hợp với ba lĩnh vực chính: mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật ứng dụng ngày nay.

Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí, tác dụng, đặc trưng và phương thức hoạt động riêng, nhưng đều đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, và cả ba loại hình đều thâm nhập, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong một phong cách chung của mỹ thuật mang đậm tính cách Việt Nam.

Sơn mài Việt Nam có chung một tiếng nói với sơn mài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người. Nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX, sơn mài truyền thống Việt Nam còn có thêm một giá trị mới, đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu của hội họa bằng sự ra đời của tranh sơn mài trên nền tảng kỹ thuật sơn truyền thống. Tranh sơn mài tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến thể hiện nhằm cho ra đời những bức tranh sơn mài rất Việt Nam mà không một quốc gia nào có được.

Nhìn chung, sơn mài các nước đều mang tính ứng dụng, trang trí, chưa một quốc gia nào thể hiện tranh sơn mài thành công như Việt Nam. Chính tên gọi “Sơn mài” đã bao gồm cả các công đoạn làm một bức tranh. Sơn là vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta; mài là cắt lớp bề mặt bị oxy hóa, để lộ màu sắc bên trong. Tác dụng mài là làm phong phú, sống động hình vẽ mang tính chất hội họa dưới nhiều lớp màu chồng chất. Họa sỹ mài tranh để lộ ra những mảng màu mong muốn đúng chỗ, đúng cảm xúc mang yếu tố ngẫu nhiên hoặc bất thần tìm được trong lúc mài, để làm thành một tác phẩm hội họa. Điều này không nằm trong quy luật sản xuất hàng loạt.

Một yếu tố quan trọng khác là chất sơn lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Yên Bái của Việt Nam, được gọi là sơn ta (để phân biệt với sơn điều hay sơn công nghiệp), là một trong các loại nhựa sơn tốt trên thế giới. Điều này góp phần cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam có một sắc thái tuyệt mỹ. Tuy cũng là chất nhựa của cây sơn, nhưng sơn của ta không dễ lẫn với sơn của Nhật Bản hay Trung Quốc… Từ nét đẹp truyền thống đó, ngày nay, sơn mài được các nghệ nhân và các họa sỹ khai thác tối đa tính ưu việt của nó trên mọi chất liệu và khả năng kết hợp của sơn mài với các loại hình nghệ thuật khác, làm phong phú sáng tác nghệ thuật. Một loại hình mới của sơn mài truyền thống có thể gọi là “sơn ta tổng hợp” (theo họa sỹ Hồ Hữu Thủ) dần hình thành và được ứng dụng ngày càng nhiều, báo hiệu một chặng đường mới cho sơn mài Việt Nam.

Từ những nhận định trên, ta thấy rằng, nghệ thuật sơn mài Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, đã phân hóa thành ba ngã rẽ song song, vừa hiện diện trong nền mỹ thuật ứng dụng, vừa có trong tác phẩm hội họa. Nó đã thật sự trở thành di sản của dân tộc.

 

Nguồn: Nguyễn Văn Minh

Posted by admin

Cách bảo quản những sản phẩm sơn mài

Sơn mài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì vậy muốn bảo quản một sản phẩm sơn mài cũng là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng

1.  Cách bảo quản

Để tạo ra được một sản phẩm sơn mài phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, những sản phẩm sơn mài không những mang lại ý nghĩa nghệ thuật, thẩm mỹ mà nó còn là cả sự hy sinh, cống hiến nghệ thuật của những họa sĩ để có được những bức tranh, hộp đựng trang sức,.. sơn mài ưng ý nhất. Việc bảo quản mài không hề đơn giản, nó đòi hỏi người sở hữu phải luôn chăm sóc, cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

 

  • Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cực nóng:

Sức công phá của ánh nắng mặt trời vô cùng mạnh. Không đơn giản là ánh sáng mặt trời phát ra tia tử ngoai làm hại cho da con người mà sẽ nghiêm trọng hơn nếu những bức tranh sơn mài phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng ấy. Tốt nhất bạn nên treo tranh và những sản phẩm sơn mài ở những khu vực không có ánh nắng trực tiếp.

 

  • Luôn giữ đồ sơn mài của bạn trong môi trường cân bằng

Tránh ánh nắng trực tiếp nhưng bạn cũng không được để tranh ở những khu vực ẩm thấp. Thiếu ánh sáng, tối tăm là môi trường ưa thích của ẩm mốc, một khi sơn mài bị ẩm mốc thì coi như chẳng còn giữ được lâu nữa. Thậm chí, sớm muộn cũng thành đồ bỏ đi.

 

  • Khi bảo quản tranh sơn mài trong điều kiện lạnh nên để tranh nằm phẳng và đặt trọng lượng lên trên trong vài tuần.

Không quá nóng, tránh ánh sáng trực tiếp nhưng cũng đừng để chúng quá lạnh nhé. Trong trường hợp mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bạn hãy đặt một số vật nhẹ, cũng có thể nói là giữ ấm cho tranh.

 

2.  Cách lau chùi, làm sạch tranh sơn mài

Sản phẩm sơn mài dù có đẹp đến mấy sau một thời gian vẫn khó tránh khỏi bụi bẩn. Khi đó bạn cần xử lí, lau chùi đúng cách để giúp cho sản phẩm giữ được độ sáng bóng và lâu bền hơn.

Tuyệt đối không sử dụng hóa chất hoặc nước nóng/lạnh để làm sạch vì sơn mài được làm rất công phu, với chất liệu tự nhiên nên rất dị ứng với hóa chất dù đó chỉ đơn giản là nước. Chỉ nên sử dụng vải khô hoặc hơi ẩm để lau lên bề mặt tranh. Trong trường hợp sản phẩm bị dính bẩn chỉ cần dùng tay chà đi chà lại hoặc sử dụng Cana kết hợp khăn khô để chủi cho sản phẩm được sáng bóng trở lại, không được dùng vật sắc nhọn hay vật cứng để cạo đi lớp bẩn vì như thế sẽ khiến sơn mài bị trầy xước.

Posted by admin

090 330 9989